Cầm tấm bằng trên tay, một câu hỏi mà tôi luôn được bạn bè và người thân nhắc đến: định ra làm gì thế, làm ở đâu, có dự định gì không?
…
Ngày đầu tiên bước chân vào cổng trường đại học, tôi vui mừng vì đã vượt qua được mục tiêu lớn của cuộc đời, đỗ được một ngôi trường top đầu với một chuyên ngành kinh tế mong ước từ thuở học sinh. Tất cả những gì còn lại ở phía trước, tôi tự hứa rằng sẽ cố gắng học tập thật tốt, sẽ tham gia các hoạt động ngoại khóa, học thêm một ngoại ngữ và nếu đạt được học bổng thì còn gì tuyệt vời hơn.
Nhưng…
Những năm tháng trên giảng đường đại học, thật khác với thời học sinh. Chẳng có ai đốc thúc chúng ta học hay làm bài tập, cứ đến lớp học rồi lặng lẽ ra về không ai biết mà cũng chẳng ai hay. Có những hôm cảm thấy có hứng lên thì đi học, mà cảm thấy mệt mỏi và chán trường thì nghỉ.
Những lời hứa đầu đời sinh viên của tôi cứ thế dần dần đi ra khỏi quỹ đạo.
Những cái ngái ngủ ngao ngán với những con số và lý thuyết khô khan khiến tôi càng học càng thấy chán. Tôi bắt đầu chìm dần vào những cuốc game online và mạng xã hội, đi học về là dui dúi ở trong nhà mà quên mất rằng, bản thân đã từng năng động thế nào. Tôi đã hoàn toàn gạt bỏ mấy hoạt động câu lạc bộ và tình nguyện, chỉ tập trung cho việc học cho xong, cho nhanh để lấy tấm bằng.
Và rồi những năm tháng đại học qua nhanh như thoi đưa.
Cầm tấm bằng trên tay, một câu hỏi mà tôi luôn được bạn bè và người thân nhắc đến: định ra làm gì thế, làm ở đâu, có dự định gì không? Bản thân bắt đầu cảm thấy hoang mang và phân vân với những bước đi tiếp theo của bản thân. Bởi đâu phải có bằng cấp là xin được việc ngay. Những công việc đúng chuyên ngành đòi hỏi bản thân phải có kinh nghiệm, có năng lực. Nhưng những thứ ấy đối với tôi hiện tại là những thứ xa xỉ. Bằng không sẽ phải làm trái ngành trái nghề, những công việc mà không phải sở thích của tôi.
Một hồi loanh quanh, tôi bắt đầu vạch ra những hướng đi khác cho mình: “chầy cối” học lên thạc sĩ, đi thực tập học hỏi kinh nghiệm, hay tự kinh doanh? Và đương nhiên, cũng chẳng có lựa chọn nào hoàn hảo vào lúc này cả.
Học lên cao, cao nữa, cao mãi – Đây sẽ là lựa chọn cho những bạn muốn đào sâu tìm hiểu về ngành học chuyên môn. Tôi biết nhiều anh chị lại theo đuổi những chương trình sau đại học với chuyên ngành không hề liên quan ở đại học. Ngoài khoản chi phí học tương đối lớn ra, thì việc theo đuổi học thạc sĩ hay cao học cần một sự kiên trì đủ lớn. Nhìn lại bản thân, tôi đã “vằn mình cày cuốc” càng nhanh càng tốt để ra trường, vì vậy việc học lên cao có lẽ không có ý nghĩa gì với tôi.
Thực tập sinh và học hỏi kinh nghiệm. Đây cũng có thể là một lựa chọn khả quan khi mà thực tập có thể giúp chúng ta tạo dựng các mối quan hệ, hiểu khái quát về môi trường làm việc, bổ sung kinh nghiệm cho bản thân. Có thể nói, kiến thức thu được ngoài sách vở là vô cùng lớn.
Khởi sự kinh doanh – Ngọt ngào mà gian nan. Trở thành “ông chủ của chính mình” sẽ đặt ra rất nhiều thử thách, bạn sẽ phải học cách giải quyết cùng lúc nhiều vấn đề, từ việc cung cấp dịch vụ, marketing đến quản lí tài chính và nhân sự. Những sự “đánh đổi” của cải vật chất, thời gian dành cho gia đình và sở thích cá nhân để đổi lấy vô vàn áp lực – điều mà không phải ai dám làm và dám kiên trì với nó.
Tuy nhiên, mở công ty để tự mình kinh doanh, bạn sẽ có toàn quyền đưa ra những quyết định của bản thân và linh hoạt về thời gian làm việc. Điều quan trọng hơn, nếu việc kinh doanh thành công, bạn sẽ có cơ hội thu về được rất nhiều tiền bạc so với một công việc làm thuê bình thường. Tôi biết có rất nhiều anh chị chỉ hơn tôi chỉ vài tuổi, nhưng giờ họ đã là triệu phú với một công ty và tài sản cho riêng mình.
Nhưng mỗi cây mỗi hoa và mỗi nhà mỗi cảnh. Mỗi người sẽ có một lựa chọn cho con đường tương lai của mình. Để đặt chân tới thành công, chúng ta không thể đi con đường của người khác.
Và con đường mà tôi quyết định chọn đó là một quyết định bất ngờ – đi du học. Ở thời điểm ấy, lựa chọn du học Singapore của tôi không phải lựa chọn tốt nhất, nhưng là lựa chọn phù hợp nhất. Tôi tin vào những gì mình đã tìm hiểu về đất nước Singapore cũng như nền giáo dục của quốc gia này.
Tôi đã lưa chọn hướng đi cho mình là du học thực tập và hưởng lương trong ngành quản trị du lịch-khách sạn theo đúng chuyên ngành của mình. Bởi vì với một người mà kiến thực thực tế và kinh nghiệm dường như là còn số “0” tròn chĩnh, thì việc học và thực tập trải nghiệm thực tế, lại còn được hưởng lương thật sự không phải là một hướng đi tồi phải không?
Trải qua một năm học tập và làm việc tại Singapore cùng với bằng cao đẳng quản lý khách sạn trên tay, tôi đã có một vị trí đáng mơ ước trong một khách sạn 5 sao.
Vậy đó, vẫn có những con đường và những hướng đi khác nhau cho chúng ta sau khi tốt nghiệp. Chúng ta đối mặt với ngã rẽ này từ lần này đến lần khác. Và mỗi lần, chúng ta đều phải đưa ra lựa chọn. Và cuộc sống chỉ thực sự thú vị khi ta dám đối mặt với những khó khăn trong đời. Thế nên, hãy lựa chọn, hãy chấp nhận rủi ro và đón nhận những trải nghiệm mới.
Quãng thời gian thời sinh viên của tôi trôi qua thật nhanh mà chẳng đọng lại được gì. Nhưng điều quan trọng đó là biết rõ mục tiêu và sở thích của bản thân, hãy lên một kế hoạch dài hạn thật tốt, vững tin và kiên định với con đường của mình đã chọn. Tôi tin chúng ta sẽ thành công!
————————————————————–
Liên hệ Jellyfish Education để biết thêm chi tiết về khóa học quản lý khách sạn tại Singapore.
Thông tin liên hệ: Jellyfish Education Việt Nam
- Trụ sở chính (Hà Nội): Phòng 1309 – Tần13 – Tòa nhà CMC – Duy Tân – Cầu Giấy – Hà Nội
Điện thoại: 0243.7957.382 Hotline: 096.728.9362 Email: nguyenthao@jellyfish-vn.com
- CN Hải Phòng: Tầng 3 tòa nhà Sholega, số 275 Lạch Tray, Ngô Quyền, Hải Phòng
Điện thoại: 0225.3833.113 (Nhánh 14) Hotline: 0981.074.326
- CN Huế: Tầng 5 tòa nhà Techcombank, 24 Lý Thường Kiệt, Huế
Điện thoại: 0234.3933.774
- CN Đà Nẵng: Tầng 3, Tòa nhà Thư Dung Plaza, 87 Nguyễn Văn Linh, Hải Châu, Đà Nẵng
Điện thoại: 0236.3656.205
- CN HCM: Lầu 4, Tòa nhà MB 538, đường Cách Mạng Tháng 8, phường 11, Quận 3, TP HCM
Điện thoại: 0283.9930.988